Sinh Viên Công Nghệ Thông Tin Trường ĐHBK HN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bài báo cáo của nhóm Tôi :

Go down

Bài báo cáo của nhóm Tôi : Empty Bài báo cáo của nhóm Tôi :

Bài gửi  Admin Mon Nov 14, 2011 9:36 am




Công nghệ thông tin & Tuyền thông : Một ngành khoa học mới nhưng phát triển rất nhanh … là sinh viên chúng em cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc .. Dưới sự hướng dẫn của thầy (cô) chúng em đã được tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về Latex,Web,Scilab … Đó là kiến thức cần phải có để sinh viên CNTT chúng em học tập các vấn đề cao hơn. Sau đây chúng em xin trình bầy những gì mà chúng em đã học đươc sau những ngày đi học và thực hành bộ môn Nhập môn CNTT-TT

I : VỀ HTML,CSS,JAVASCRIP

1 :Các vấn đề liên quan đến WWW:

- Siêu văn bản
Hypertext: văn bản trên máy tính có thể liên kết trực tiếp với các văn bản khác thông qua truy nhập bằng chuột ,phím
Hyperlink: liên kết từ một file Hypertext đến file khác
Hypermedia: sự mở rộng của Hypertext , đối tượng có thể là đồ họa,âm thanh,video …
1.2 : Các thành phần của Web
- Là hệ thống các thành phần của Hypertext liên kết với nhau qua mạng Internet
- Web gồm :Webpage (1 trang web) , Website (nhiều trang web liên kết lại thống nhất về nội dung) , Uniform Resaurce Locator, Web server (Cung cấp tài nguyên), Web Browser (Khai thác dịch vụ web)

2: HTML , XHTML:

- HTML(HyperText Markup Language) ngôn ngữ đánh dấu miêu tả trang Web, XHTML ( eXtensible HyperText Markup Language)
- Các thẻ trong (X)HTML
Gồm 1 thẻ mở và 1 thẻ đóng ,ở giữa là nội dung,các thẻ có thể lồng nhau nhưng phải được đóng mở đúng thứ tự
- Ví dụ:
<p><b><i>Chữ này hiển thị vừa được in đậm, vừa được in nghiêng</i></b></p>
<!--- Dòng chú thích,sẽ không được hiển thị khi chạy --->
- Cấu trúc 1 trang (X) HTML
<!DOCTYPE ..........>
<html>
<head>
<title></title>
</head>
<body></body>
</html>
- Phần head chứa 1 số thẻ như :
<title>Tiêu đề trang Web</title>
<link> Chứa link đến 1 số file như Style Sheet (CSS), Javascrip
<style> Đưa mã CSS vào Web
<Scrip> Đưa 1 số đoạn Scrip vào Web
<meta> Thêm 1 số thông tin miêu tả trang Web như Keyword ...
- Phần body chưa nội dung chính của trang Web.
- Một số thẻ hay dùng :
<p></p> Định nghĩa 1 đọan trong trang Web
<h1></h1> .... <h6></h6> : Định nghĩa tiêu đề ,độ to nhỏ của chữ
<i> Chữ in nghiêng </i>
<b> Chữ in đậm </b>
<u>Chữ gạch chân</u>
<span> Tương tự thẻ khung <div>
- Để tạo bảng dùng các thẻ : <table> khởi tạo bảng , <tr> Các hàng , <td> Các cột
VD:
<table border=”1” color=”red”>
<tr><td>Hàng 1 , Ô 1</td><td>Hàng 1 , Ô 2</td><td>Hàng 1 ,Ô 3</td></tr>
<tr><td>Hàng 2 , Ô 1</td><td>Hàng 2 , Ô 2</td><td> Hàng2 ,Ô 3</td></tr>
<tr><td>Hàng 3 , Ô 1</td><td>Hàng 3 , Ô 2</td><td>Hàng 3 ,Ô 3</td></tr>
</table>
<img> Thẻ chèn ảnh – “src” chỉ đường dẫn đến ảnh
<object> Thẻ chèn flash ,nhạc,video
- Thẻ <form> cho phép người dùng nhập thông tin gửi đến máy chủ có các thuộc tính
+ action: địa chỉ web hoặc chương trình ở sever xử lí dữ liệu của form
+method:cách thức dữ liệu được gửi về server “get ” ,“post”
<Input> Tạo ra ô nhập dữ liệu tùy vào thuộc tính của Type : text (đoạn văn bản) ; password (Nhập mật khẩu) ; checkbox (Ô chọn nhiều giá trị 1 lúc) ; radio (chọn 1 trong số các ô) ; submit (tạo nút gửi về server)
<textarea> : Nhập dữ liệu trên nhiều dòng
<select> : Thẻ tạo ra danh sách lựa chọn trong đó có <option> thẻ chỉ ra các lựa chọn
VD:
<select name=”color”>
<option value=”red”>ĐỎ</option>
<option value=”yellow”>VÀNG</option>
<option value=”green”>XANH</option>
</select>

3 : CSS (Cascading Style Sheet):

- Định dạng trang web (màu, font chữ, độ rộng,màu của đường … )
- Được đặt trong thẻ <style> của phần <head>
VD:
<html>
<head>
<title></title>
<style type=”text/CSS”>
body
{
background-color:yellow
Font-family:arial,verdana,sans-serif;
}
p
{
font-size:12pt;
font-color:red;
}
h1
{
font-size:18pt
}
</head>
<body></body>
</html>

- Trong 1 file ở ngoài đưa vào trang web được dùng thẻ <link> trong phần <head>
VD : <link rel=”StyleSheet” type=”text/css” href=”example.css” />

- Cấu trúc 1 qui tắc css :
Selector : có thể là tên thể , class, d và có tính kế thừa
Declaration : gồm 2 phần có dạng Property (chỉ ra thuộc tính) : Value (xác định giá trị 1 thuộc tính) ;
VD : td {width=”10px”;}
Comment trong CSS : bắt đầu bằng /* kết thúc bằng */ .
Một số thuộc tính thường dùng :
Về font :

Tên Mục đích Một số giá trị cho phép
Font Thiết lập nhiều thuộc tính font cùng lúc Ghép các giá trị ở dưới
Font-family Họ font Serif,sans-serif,monospace
Font-size Kích thước font 10px,small,smaller,10%
Font-type Kiểu font Normal,italic
Về background :
Tên Mục đích Một số giá trị cho phép
Background-color Thiết lập màu nền #ffffff,#000000 …
Background-image Thiết lập ảnh nền url (image.gif)


4: JAVASCRIP
- Là ngôn ngữ kịch bản cho phép lập trình các đối tượng trong trang web ở client-side cũng như 1 số đối tượng của trình duyệt. hỗ trợ tạo trang web động và 1 số hiệu ứng… Nó là ngôn ngữ kiểu động và hỗ trợ hướng đối tượng
- Vị trí đặt mã : trong phần <head> hoặc dung thuộc tình “src” của thẻ script chỉ file chứa mã
- Các thành phần : ECMAScript (định nghĩa cú pháp ,kiểu , cấu trúc …) ; DOM ( Document Object Model : ánh xạ trang web thành hệ thống các nút) ; BOM (Browser Object Model : truy xuất một số thành phần của browser)
- Một vài ứng dụng : Làm giao diện trang web sinh động hơn ; Là thành phần không thể thiếu của AJAX


5: Một số vấn đề về thiết kế web

- Nên dùng CSS thay cho bảng nhất là với cả trang web
- Với các đoạn Javascript, CSS lớn dung cho toàn bộ website nên đặt ở file ngoài




II: SCILAB

- Ngôn ngữ lập trình kết hợp các phép toán số học trên nhiều lĩnh vực khoa học
- Scilab thuộc loại ngôn ngữ thông dịch
- Khả nằng xử lí : Số học tuyến tính,ma trận thưa ; Các hàm đa thức,hữu tỉ ; Xử lí đồ thị 2D,3D ; Giải các pt vi phân ,đại số …
- Phương thức tương tác với Scilab : Console , Editor , Sử dụng hàm exec, Xử lí theo lô
+ Editor : Dễ dàng soạn thảo các file chứa tập các đoạn code của Scilab
Cách gọi ra Editor : Application -> Editor hoặc vào Editor từ Console
Một số tính năng : (Load into Scilab) chạy bộ đoạn code trong file đang soạn thảo ; (Evaluate selection) chạy toàn bộ code được bôi đen ; (Execute file into scilab ) Chạy 1 file như khi gọi hàm exec
(Editor-Docking) Làm việc đồng thời với Editor và Console
Sử dụng hàm exec . File.sci và .sce dễ quản lí code
File.sci : Chứa 1 hay nhiều hàm tự viết. Sau đó được load vào môi trường scilab khi gọi getf
File.sce : Chứa vả các hàm tự viết và mã lệnh thực thi của Scilab
- Sử dụng Help trong scilab
Biết tên lệnh nhưng quên cú pháp có thể dung lênh Help <name> với <name> là tên lệnh cần tra :
VD : help sin : // cho biết cú pháp của hàm sin help+ // help của toán tử
Nếu không biết tên lệnh có thề dung Apropos để tìm thông tin liên quan đến từ khóa
VD : Apropos logarithm // cho kết quả là các hàm liên quan đến tính logarithm
- Các loại biến trong Scilab : Bao gồm: biến thực , biến phức , biến xâu , biến Boolean , ma trận . Với mỗi kiểu biến có một số toán tử tương ứng .Tên biến độ dài tùy ý nhưng chỉ xét 24 kí tự đầu . Mã ASCII : a-z ,A-Z,0-9, % _ # ? ! $ .. có phân biệt chữ hoa và thường
Một số hàm toán học cơ bản : sin(x) , asin(x) , cos(x) , acos(x) , tan(x) …
- Ma trận , vector
. Khởi tạo ma trận :
Các kí hiệu thường dùng: [ ] , ;
Còn 1 số hàm như : ones , eye , zeros , rand .. để khởi tạo 1 số ma trận đặc biệt
Ma trận rỗng : A= [ ]
. Truy cập phần tử của ma trận :
Với ma trận A cho trước : Để truy nhập một phần tử A[i,j] : i , j là hàng và cột … Để truy nhập nhiều phần tử :A [x1:x2,j1:j2] ; x1 , x2 là chỉ số đầu và cuối các hang lấy giá trị ; y1 , y2 là chỉ số đầu và cuối cột lấy giá trị
. Các phép toán ma trận :
Các phép toán : + , - , * , / , det() , spec
. Xây dựng và tính toán đa thức :
Ví dụ xây dựng đa thức : x2 – 3x – 4 . Nếu V là vector xây dựng các hệ số từ thấp tới cao
V=[-4 -3 1] p=poly(v, “x”, “coeff”)
Cách khác : Khởi tạo một đa thức là “x” áp dụng các phép toán để xây dựngđa thức phức tạp hơn
X= poly( 0 , ”x”) p= x*x – 3*x – 4
Xây dựng đa thức với nghiệm cho trước : Sử dụng hàm poly nhưng tham số cuối lá “roots”
VD: Xây dựng đa thức có 2 nghiệm là : 1 và 2
Z = [1 2];
P= poly[z ,“x” ,“roots”] Khi đó có :
P = 2 – 3*x + x^2
Tính toán với đa thức :
Mốt số hàm như root() để tìm nghiệm , horner() để tính giá trị của đa thức , devirat() để tính đạo hàm

. Xây dựng và giải hệ phương trình :
Với hệ phương trình có dạng : A*x=B với A,B là hai ma trận chứa các hệ số , có thể giải bằng cách lấy x=A/B
VD : Giải hệ phương trình : x + 3y + 2z = 1
3x + y + 4z = 0
2x + 4y + 2z = -1
Có thể xây dựng 2 ma trân A và b :

B=(1 ; 0 ; 1)
Sau đó dùng phép toán A/b cụ thể :

- Đồ thị :
. Dưới dạng điểm : với x , y lần lượt là 2 vector hoành độ và tung độ của các điểm trên đò thị .. Có thể vẽ đồ thị bằng hàm : plot2d=(x , y , style=-1)
. Dưới dạng hàm : x là vector chứa các giá trị biến . Sử dụng deff() hoặc plot2d ()
VD : deff([y]=”f(x)” , y=x^2) ; x=-4:0.1:4 ; plot2d (x,f)
. Trong không gian 3 chiều : Có thể vẽ đồ thị của hàm 2 biến trong không gian 3 chiều . Tương tự ta dung hàm “plot3d” hoặc “fplot3d”







III : LATEX


1 : Latex là gì?

Latex là một hệ thống sắp chữ ,một ngôn ngữ biểu diễn văn bản dẫn xuuats từ Latex
Uu điểm :
- Soạn thảo văn bản lớn không ảnh hưởng đến tốc độ gõ . Với Word hoặc Open Office . Cả tài liệu sẽ bị định dạng khi ta gõ
- Tài liệu trông có vẻ chuyên nghiệp hơn những tài liệu khác
- Gõ công thức tiện lợi
- Kích thước mã nguồn khiêm tốn
- Miễn phí
Nhược điểm :
- Không nhin thấy văn bản khi đang gõ
- Phải nhớ tên lệnh
- Hơi khó khăn khi bắt đầu
-
2 : Cơ bản về Latex

- Các tập tin nhập liệu
Dữ liệu đưa vào latex là văn bản thông thường lưu dưới dạng kí tự . Tập tin này sẽ chứa phần văn bản cũng như các lệnh định dạng của Latex
- Khoảng trắng .
Nhiều khoảng trắng liên tiếp được coi như một khoảng trắng. Nhiều hàng trắng được xem như một hàng trắng. Các khoảng trắng đầu hàng sẽ được bỏ qua . Kí tự xuống hàng đơn cũng đc coi là khoảng trắng
- Một số kí tự đặc biệt : Khi nhập thông thường chúng sẽ không được in ra hoặc cho Latex làm một số việc không định trước hoặc có thể báo lỗi : Đó là : # $ % ^ & _ { } \ … Để sử dụng các kí tự cần them vào một dấu gạch chéo phía trước (\).
- Lệnh trong Latex .
Các lệnh phân biệt chữ hoa , chữ thường .. cấu trúc như sau :
\ tên lệnh {Tham số bắt buộc} [tham số tùy chọn]
- Chú thích : Dùng kí tự %
- Một số engine và front-end dung để soạn thảo .
Engine : Windows : MiKTex ; Linux : Tex Live
Front-end : TexMaker hcyaj trên Windows , Linux , MacOS
TeXniccenter

3 : Cấu trúc tổng quát của 1 tập tin mã nguồn .

\documentclass [Tham số tùy chọn] {class}
% khai báo các package sử dụng
Usepackage […] {class}
\begin {document}
% nội dung
\end {document}
- Lệnh documentclass
Dùng để khai báo loại tài liệu . Tham số “class” để khai báo tài liệu gồm : article , proc , minimal , report , book , slides , letter .
- Khai báo package
Sử dụng lệnh : \usepackage […] {tên package}

4: Một số lệnh để tạo chương , thư mục .

- Các lệnh để tạo chương mục từ lơn đến nhỏ :
\section {…}
\Subsection {…}
\subsubsection {…}
\paragraph {…}
\subparagraph {…}
\part {…}
\chapter {…}

5 : Soạn thảo văn bản :
- Font
Lệnh thay đổi font Lệnh khai báo font Tác dụng
\textrm {…}
\texttt {…}
\textsf {…}
\textit {…}
\textbf {…} \rmfamily
\ttfamily
\sffamily
\itshape
\bfshape Font roman
Font teletype
Font sans serif
In ghiêng
In đậm


Kích thước font
Khai báo Môi trường
\tini
\scriptsize
\footnotesize
\small
\normalsize
\large
\Larger
\LARGE
\huge
\Huge tini
scriptsize
footnotesize
small
normalsize
large
Larger
LARGE
huge
Huge





- Môi trường
\begin {tên môi trường} nội dung \end {tên môi trường}
Môi trường tạo danh sách,miêu tả : itemsize , enumerate , description
Môi trường căn lề : (flushleft)-căn trái ; (flushright)-căn phải ; (center)-căn giữa
Môi trường “quote” sử dụng trích dẫn với những câu quan trọng VD : “quotation” trích dẫn dài , nhiều đoạn văn .. ; “verse” trích dẫn thơ
Môi trường tạo bảng dùng tabular :
\begin{tabular}[pos] {table spec}
% nội dung
\end {tabular}

6 : Soạn thảo công thức toán học .
- Một số kí hiệu :
\xi : ξ , \pi : π ,\theta : ϴ , \lambda : λ , \phi : Φ , \Omega: Ω , \Delta : Δ , \mu : μ

Kí hiệu Ví dụ Kết quả
^ {…}
_ {…}
\sqrt […] {…}
\frac {…} {…} x^2
x_1
\sqrt [2] {2}
\frac {3} {4} x2
X1

3/4


Để tạo khoảng cách giữa hai công thức liên tiếp ta dùng \quad hoặc \qquad
Công thức nhiều dòng : Dùng môi trường epnarray
VD :
\begin {*epnarray}
F & = & x^2 + x \\
F’ & = & 2x + 1
\end {*epnarray}

7 : Tham chiếu trong văn bản .

Dùng lênh \labe {marker} tạo tham chiếu
\ref {marker} tham chiếu đến vị trí đã đánh dấu
\pageref {marker} tham chiếu đến trang có labe

8 : Chèn hình vào văn bản .

Thêm gói Graphicx : \usepackage {graphicx}
Để chèn hình dùng lệnh : \includegaraphics {tên file}








Một số tham số hay dùng :
Width , height
Scale
angle XĐ chiều dài , rộng của ảnh
Tỉ lệ ảnh so với ảnh gốc
XĐ góc quay của ảnh

Tạo tiêu đề cho ảnh :
Dùng them môi trường figure . VD :
\begin {figure}
\includegaraphics{anh.jpg}
\caption{tiêu đề ảnh}
\end{figure} …

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 13/11/2011
Age : 32
Đến từ : Hà Nam

https://bkit.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết